Hoạt động từ
15:00 - 22:00
các ngày
Thứ Sáu - Chủ nhật
Cùng sân khấu ngoài trời hứa hẹn những trải nghiệm không giới hạn về âm nhạc và nghệ thuật đường phố.
Các trò chơi party games như xếp cốc, beer pong với quà tặng hấp dẫn từ Heinenken dành cho những người chiến thắng.
Đến BAY ZONE thử thách bản thân & nhận quà thật vui nào!!
BAY ZONE's GAME
Một đêm nhạc với DJ Giang Suki chắc chắn sẽ là một trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho bất kỳ ai yêu thích thể loại EDM. Giang Suki được biết đến với sự sáng tạo và độc đáo trong cách phối nhạc và tạo ra không khí sống động cho khán giả.
DJ GIANG SUKI
Đồng hành cùng Funky Smoke và BAY ZONE cho buổi tối đầu tiên của kỳ nghĩ lễ thật sôi động.
Hãy đến BAY ZONE để cùng ban nhạc Khói Nhún Nhảy đến khuya nào!!
FUNKY SMOKE - 29/04
Hãy khởi động cùng sân khấu BAY ZONE với Playlist mang đậm dấu ấn Indie. Những ca khúc bất hủ như “Vào Hạ” hay “60 năm cuộc đời” phiên bản remark hứa hẹn sẽ mang đến cho thực khách một không gian tháng 4 cực Chill bên Vịnh biển.
HOMIE BAND - 30/04
"Đa sắc màu dân tộc Quảng Ninh" là dự án tranh nghệ thuật đương đại được thực hiện trực tiếp trên các mặt container khổ lớn, sáng tác và chuyển thể bởi các nghệ sỹ trẻ Việt Nam
Quảng Ninh là vùng đất của di sản với 22 dân tộc cùng chung sống. Chắt lọc từ các giá trị đặc trưng nhất trong phong tục tập quán, dự án muốn lan tỏa vẻ đẹp cổ truyền và văn hóa dân tộc với góc tiếp cận mang tính đương đại, đồng thời mong muốn nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và quảng bá tinh hoa di sản địa phương với du khách quốc tế và cộng đồng trẻ.
Lễ cấp sắc, lễ đặt tên hay còn gọi là “Pùn Vòong” là một nghi lễ trưởng thành cho nam giới của dân tộc Dao Thanh Y. Nghi lễ truyền thống này được cầm trịch bởi thầy cúng, người điều khiển buổi lễ. Trong thời gian diễn ra buổi lễ Thầy cúng đeo một chiếc mặt nạ Ka Đong và nhảy múa xung quanh người được cấp sắc cầu cho người được cấp sắc có những đức tính được tôn vinh của người Dao Thanh Y cũng như cầu bình an, sức khoẻ và may mắn.
Bức tranh tái hiện nét nghệ thuật biểu diễn đi kèm với tôn giáo độc đáo này của người Dao Thanh Y dưới góc nhìn hiện đại, đầy màu sắc và tạo nên một không khí lễ hội phù hợp với sân khấu chính của khu BAY ZONE.
Từ ngàn xưa cho tới nay, do địa hình sát biển, hoạt động đánh bắt cá của dân tộc Kinh ở Quảng Ninh luôn luôn là một nét sinh hoạt điển hình. Nhờ địa hình đặc thù và thiên nhiên biển trù phú, người dân sinh sống tạo thành các làng chài xung quanh Vịnh. Bức tranh đặc tả hoạt động sinh hoạt đánh bắt cá tiêu biểu trong văn hoá người Kinh dưới một góc nhìn mới mẻ, tươi trẻ, đa sắc màu. Bức tranh là sự tổng hoà về thiên nhiên và con người, với hình ảnh người ngư dân kéo lưới vào buổi bình minh, với những chú cá được cách điệu rực rỡ, tượng trưng cho món quà thiên nhiên trù phú ban tặng cho con người.
Bằng nét vẽ, cách tạo hình cũng như màu sắc mang đặc trưng tính cổ tích, dân gian Việt Nam xưa, tranh chủ đề đã tái hiện lại câu truyện truyền miệng từ xưa đến nay về cuộc sống ở các làng trại tại Quảng Ninh, không gian tranh mang đậm bản sắc dân tộc Kinh.
Lẩu Then là nghi lễ đặc sắc về hình thức, mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm, đồng thời là một tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày. Thầy Then - người chủ trì chính của buổi lễ đóng một vai trò quan trọng. Cùng với các “bảo bối” như: Mũ Then, áo, đàn TÍnh, chúm xóc nhạc, quạt giấy, … Thầy Then sử dụng những câu từ uyển chuyển từ điệu Then cổ, tiếng đàn và nhịp từ chùm xóc nhạc, tạo nên một buổi trình diễn hát Then đậm đà bản sắc và mang tính độc đáo riêng biệt.
Bức tranh lột tả sự “thăng hoa” khi biểu diễn của một thầy Then khi truyền thống, con người, đất trời được dung hoà làm một, cùng với những vật dụng, màu sắc tiêu biểu của lễ Lẩu Then tạo nên một bản hoà sắc văn hoá hoàn chỉnh. Những đường cong mềm mại bắt đầu từ tiếng đàn TÍnh lan toả ra xung quanh mở ra một không gian văn hoá dân tộc Tày được truyền từ đời này qua đời khác.
Lễ hội Nhảy lửa là một di sản văn hóa mang tính đại diện cho tộc người, được biết đến như một bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn. Trong lễ hội thiêng liêng này, sau tiếng nhạc nổi lên, cùng với lời gọi của thầy cúng, cơ thể của các chàng trai Pà Thẻn bắt đầu rung lên, đầu lắc đi, lắc lại... Họ cho rằng, các chàng trai đó đang nhận tín hiệu từ thần linh trên trời. Và cứ thế nhờ sự bảo hộ của thần linh, họ lao vào nhảy múa giữa đống lửa đang đỏ hồng, với bàn chân trần và dùng tay bốc than tung lên tạo nên một quang cảnh đẹp đén phi bởi sự mạo hiểm và độc nhất.
Bức tranh chủ đề đặc tả cảnh “nhảy lửa’ dưới góc nhìn của tác giả, bức tranh đầy màu sắc hiện lên với hình ảnh 2 chàng trai Pà Thẻn đang “say” với những điệu nhảy điêu luyện, sự “say” được thể hiện bằng những đường cong uyển chuyền, mềm mại. Tông màu chủ đạo của bức tranh là những gam màu tươi sáng, kết hợp cùng với màu đen - màu sắc điển hình của quần áo nam giới Pà Thèn, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ, kích thích thị giác cao.
Dân tộc Sán Chỉ là một dân tộc có nhiều hoạt động văn hoá truyền thống, lễ hội,… phong phú. Lấy cảm hứng từ những hoạt động văn hoá đậm đà bản sắc như: đánh quay, hát Sóong Cọ giao duyên, thổi kèn lá, …chúng tôi tạo nên một bức tranh sống động, màu sắc phản ảnh những nét sinh hoạt này.
Dựa trên góc nhìn vạn vật trong sáng của trẻ nhỏ, Bức tranh có hệ màu hoà nhã, tươi sáng tạo nên sự tương đồng về nhận diện màu sẽ giúp các bé thoải mái vui chơi và cũng dễ dàng thu hút sự hiếu kỳ cũng như dễ dàng nhận biết khu vực Kidzone với các khu vực khác.
Quan niệm về chu kỳ vòng đời chi phối trực tiếp trong cuộc sống tinh thần của người Sán Dìu, người sán Dìu quan niệm vòng đời của con người từ khi sinh ra đến lúc mất đi rồi lại tiếp tục luân hồi như vậy dưới sự bảo hộ của cõi Then: nơi các vị thần cư ngụ, được thờ phụng để bảo hộ cũng như chứng giám cho vòng đời luân kiếp của một con người. Đây cũng chính là nguồn gốc ý tưởng cho tranh chủ đề về dân tộc Sán Dìu, Với hình ảnh bà Mụ, 1 vị thần đại diện cho sự sinh sản, khởi nguồn cho vòng đời người Sán Dìu, chứng kiến con người từ khi sinh ra đến khi mất đi và lại giúp con người tái sinh theo vòng luân hồi đó. Trong tín ngưỡng của người Sán Dìu cũng quan niệm rất rõ ràng về cõi âm và cõi dương, đây là 2 cõi đối lập tồn tại song song, tương sinh tương hỗ nhau, đó là sự đan cài giữa sự kết thúc của cõi này lại là sự khởi đầu của cõi khác. Lấy cảm hứng tạo hình từ tranh thờ cúng của người Sán Dìu kết hợp cùng màu sắc tươi sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo tạo lên sự giao thoa giữa cõi dương và cõi âm cũng như hào quang rực rỡ của cõi Then
Nghi lễ truyền thống kết thúc một vòng đời của người Mường là một trong những sự kiện đặc biệt của người Mường, tập hợp trong nó rất nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc Mường như: hình thức mo, hát, múa quạt, … Đó không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà qua nghi lễ này, người Mường còn thể hiện triết lý sống nhân văn: nghĩa tử là nghĩa tận, chết chưa phải là kết thúc, đó mới là bước khời đầu cho một cuộc hành trình vào thế giới Mường trời. Chủ đề chính của bức tranh tái hiện nghi thức múa quạt của các nàng dâu tại buổi nghi lễ này. Đây là một nghi thức cầu kỳ, mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Ngoài tầng ý nghĩa thứ nhất là điệu múa để xua đuổi tà ma, quỷ dữ ; ở tầng ý nghĩa khác, nghi thức này còn thể hiện triết lý nhân sinh quan sâu sắc của người Mường về thế giới: Đó là một vũ trụ thu nhỏ với “ ba tầng - bốn thế giới “ (Mường đất- Mường người- Mường trời )
Khi đến với bản làng người dân tộc Cao Lan, ta có thể thấy được sự giản dị chất phác và hiền hậu của con người cũng như tập quán nơi đây. Sự giản dị mà ẩn chứa nhiều màu sắc đẹp đẽ của dân tộc Cao Lan được thể hiện rõ ràng nhất trên trang phục của người phụ nữ Cao Lan. Quần áo của người phụ nữ cao lan chủ yếu được phủ 1 màu đen sần được nhuộm từ màu thiên nhiên, trên cổ áo có thêu hoa văn đặc trưng kết hợp với những sọc màu. Hoa văn của người Cao Lan thường được biến tấu từ 1 hình hoa văn nguyên mẫu và tuỳ sự sáng tạo của người thêu để tạo ra những trang trí bên trong hoa văn gốc này cùng sự kết hợp màu sắc đặc trưng giúp cho mỗi bộ áo lại có sự đổi mới và khác nhau. Màu sắc người Cao Lan thường dùng để thêu hoa văn là màu xanh cây, vàng đỏ, tím, xanh da trời… Dựa trên sự sáng tạo đầy màu sắc này, tranh đồ hoạ được phát triển trên cốt hoa văn gốc của người Cao Lan và sáng tạo thêm những yếu tố trang trí và màu sắc theo góc nhìn mới cùng với cách thể hiện khác biệt khiên không gian hoa văn người Cao Lan hiện lên vừa thân quen lại vừa hiện đại.